Cấu hình chung của thế hệ S3 này là được tích hợp vi xử lý Intel Core i3/i5 thế hệ thứ 2 cùng dung lượng ổ cứng HDD lên đến 500GB hoặc tùy chọn SSD giúp tăng tốc cũng như tiết kiệm điện năng. Theo thông tin từ nhà sản xuất, Acer Aspire S3 cho thời gian hoạt động liên tục là 7 giờ và có thể chờ lên đến 50 ngày, đặc biệt là khả năng kết nối Internet trong 2,5 giây, nhanh gấp 4 lần thông thường, máy có độ dày đo được là 1,3 cm và trọng lượng là 1,35 kg.
Để đạt được các tiêu chuẩn về Ultrabook do Intel đề ra, Acer đã tích hợp khá nhiều công nghệ mới vào Aspire S3, tiêu biểu là Acer Green Instant On giúp máy đảm bảo khởi động tức thời, Acer Instant Connect giúp kết nối Internet nhanh hơn, công nghệ Bluetooth 4.0 mới nhất giúp mở rộng tầm kết nối lên đến hơn 60m. Để đảm bảo vừa mỏng nhẹ mà vẫn hoạt động hiệu quả, Aspire S3 đã trang bị vỏ khung bằng hợp kim nhôm / magie cứng chắc nhưng vẫn nhẹ, với bề mặt ngoài nhẵn mịn và chống bám dấu vân tay khi sử dụng, thêm vào đó máy cũng được cải tiến các lỗ thông hơi và lưới tản nhiệt giúp hoạt động êm ái, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, giúp tiêu thụ điện năng thấp hơn, nâng cao tuổi thọ pin. Máy cũng được tinh gọn các kết nối ở 2 bên, với phía hông trái chỉ là kết nối jack tai nghe 3,5mm, bên phải là đầu đọc thẻ đa năng, các cổng kết nối cơ bản như 2 ngõ USB 2.0, 1 ngõ HDMI và 1 ngõ sạc được bố trí bên cạnh khe tản nhiệt phía sau.
" alt=""/>Aspire S3 – Ultrabook đầu tiên của Acer đến Việt NamTheo nghiên cứu của IHS, thị trường TV LCD và LED trong tháng 9 vừa rồi đã có mức giảm giá khủng khiếp nhất, lên tới 5%. Hãng nghiên cứu này cũng cho biết, tỉ lệ giảm giá nói chung trong 12 tháng vừa qua là 4,9% và đã có hai tháng liên, giá của LCD và LED giảm tới hơn 4%. Đây là tỉ lệ giảm được đánh giá là nhanh.
" alt=""/>TV LED tiếp tục rớt giá nhanhBất kể bạn thuộc nhóm người dùng nào, việc chuyển từ dòng máy ảnh phổ thông sang DSLR là một sự đầu tư cả về chi phí lẫn chất lượng hình ảnh. Hai thành phần cơ bản của DSLR là ống kính và thân máy luôn nhận được sự quan tâm của mọi người dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết người dùng mới đều phân chia khoản đầu tư của họ không hợp lý cho lắm. Lỗi cơ bản thường gặp trong trường hợp này chính là sự xem nhẹ vai trò của ống kính và thường khá tiết kiệm trong việc chọn mua thành phần quan trọng này. Liệu bạn có mắc phải hay không?
Lỗi này không hoàn toàn nằm ở phía người dùng. Những gì các nhà sản xuất đang làm cũng góp phần không nhỏ khiến xu hướng mua sắm của cộng đồng trở nên sai lệch. Những đợt quảng bá rầm độ về thân máy có số điểm ảnh nhiều hơn, mức ISO cao hơn, tốc độ chụp nhanh hơn cùng những tính năng hào nhoáng như quay phim HD hay biên tập hình ảnh… khiến cho tâm trí người dùng bị thu hút hầu hết vào thân máy.
Hệ quả tất yếu là ống kính bị xem nhẹ và đôi khi biến mất hoàn toàn khỏi danh sách cân nhắc mua sắm. Vô số trường hợp mua máy DSLR mà chẳng hề có chút khái niệm nào về ống kính. Họ chỉ biết rằng mình mua Nikon D90 hay Canon EOS 600D mà ú ớ khi được hỏi ống kính nào đi kèm theo. Việc này sẽ tạo ra hậu quả như thế nào?
Dĩ nhiên việc bổ sung khả năng khử nhiễu trong cảm biến của máy ảnh hay cho phép máy ảnh xử lý hình ảnh ở độ phân giải cao là rất quan trọng nhưng chất lượng bức hình do cảm biến thu vào lại là kết quả trực tiếp của ống kính máy. Nói cách khác, nếu bạn nhìn cảnh vật qua ô cửa sổ mờ tịt hoặc bẩn thì mắt bạn có tốt mấy cũng khó mà thấy gì đẹp đẽ.
Một ống kính chất lượng không cao sẽ tạo ra hình ảnh không nét hoặc màu sắc kém tươi tắn, thiếu chân thực hơn so với khả năng mà cảm biến máy ảnh có thể thu nhận được. Ngoài ra, dù máy ảnh của bạn có tốc độ chụp cực nhanh nhưng lại lắp vào ống kính có tốc độ lấy nét “rùa bò” thì bạn cũng chẳng thể thu được hình ảnh như mong muốn trong nhiều trường hợp. Do đó, dù thân máy của bạn có xịn đến đâu thì cũng là sự lãng phí lớn.
Thêm vào đó, các ống kính có thể đem lại những hiệu ứng hình ảnh mà không một phần mềm máy tính nào có thể giả lập tuyệt đối được, kể cả những thứ tưởng chừng đơn giản như bokeh (hiệu ứng nhòa mờ ở ngoài khoảng nét) hay hiệu ứng fisheye (mắt cá). Còn những lỗi thường thấy trên ống kính chất lượng thấp như viền tím hay loá sáng sẽ vô phương cứu chữa (hoặc sẽ làm bạn rất tốn công hậu kì).
Bản thân các loại thân máy DSLR cứ đến rồi đi theo chu kì từng năm trong khi các ống kính tốt chẳng mấy khi được nâng cấp mà vẫn vận hành hoàn hảo cả về mặt công nghệ lẫn chất lượng. Hầu hết dân ảnh không chuyên đều mua máy mới trong khoảng 18 đến 24 tháng còn các tay chuyên nghiệp thường có xu hướng nâng cấp trong từng năm. Trong khi đó, các ống kính thường theo họ nhiều năm liền (đôi khi tới hàng chục năm) không đổi. Vậy làm thế nào để nhận diện và đầu tư đúng vào ống kính tốt?
" alt=""/>Mua máy ảnh DSLR: ống kính quan trọng hơn thân máy?